Trăm sự chỉ tại Đắc. Biết làm sao bây giờ? Đã đâm lao thì phải theo lao thôi. Lúc này cũng không còn đường đề quay về vị trí cũ được nữa, vì khắp mọi nơi người, xe, hàng hóa bủa vây dầy đặc như nêm cối rồi. Chỉ còn có mỗi con đường là tiến lên phía trước mà thôi. Con đường phía trước nào mà chả gian truân, chả vinh quang cơ chứ. Mồ hôi mồ kê chúng tôi vã ra như tắm. Cái túi mắt cáo bị đứt quai làm mấy quả táo đỏ lăn ra ngoài, Đắc vội cúi xuống nhặt thì mấy quả khác lại lăn ra tiếp. Tôi mắng Đắc:
– Vất mẹ nó đi còn nhặt làm gì, đi nhanh lên không mất mẹ nó chỗ bây giờ?
Cuối cùng cũng đến lượt Đắc. Tay Đắc run run đặt hàng lên bàn cho họ khám. Thoát được khâu khám nhưng Đắc không thoát được khâu cân hàng. Đắc đứng giữa nhà gào tôi:
– Phải trả thêm mười cân cước nữa. Hết 50 rúp tất ca.
Rồi Đắc chạy loanh quanh tìm chỗ thuận tiện nhất để đón tiền của tôi quăng vào. Mấy tay cảnh sát chạy ra ấn Đắc vào bên trong, Đắc lại chạy ra ngoài, họ lại ấn Đắc vào trong. Cuối cùng Đắc cũng trả xong cước. Quần áo Đắc đã bắt đầu lệch xệch. Một vạt áo sơ mi tuột ra khỏi cạp quần. Tôi nhìn Đắc mà thương. Chả trách những người từ Hà Nội sang Nga, từ Nga về Hà Nội đều nói, vượt qua được hai cửa ải dó gian lao chẳng khác gì đi đầy ở xứ Xibiri lạnh lẽo. Trông Đắc đã tội nghiệp, đã thương rồi nhưng trông mấy cô gái bé nhỏ gáy yếu càng thấy tội nghiệp và thương hơn. Có một cô người bé quá là bé, đi một đôi giày rã i cao, tuy vậy cũng không làm cho cô cao lên được là bao. Người cô mảnh mai như một chiếc lá liễu. Thế mà cô khoác trên người những năm túi. CÔ lặc lè không sao ới
nổi. Cứ đi được chừng dăm bước, cô lại đặt tất cả năm túi đó xuống, đứng thở rồi lại đi tiếp.