Tôi biết dì tôi rủ lòng thương đối với tôi chẳng qua vì ở dì còn có chút tình máu mủ với má tôi. Má tôi, ba tôi thật tình thương tôi ư? Hay các người đó cũng chỉ muốn tôi ra đi cho họ được yên thân? Cho khuất mắt họ, để họ tránh được điều nọ tiếng kia với người đời? “Con gái bà ấy, ông ấy đi nước ngoài về, chửa hoang, đẻ con hoang đấy”. “Nước ngoài nước trong mà làm gì, phĩnh bụng ra ở bean ấy đấy chứ báu gì”. “Chẳng biết cha đứa bé ấy là ai, có khi ngay cả cô ta cũng không biết được nữa cũng nên”. Đấy ba má tôi’ muốn tránh những lời ra tiếng vào đại loại như vậy nên đã gửi tôi vào nương náu ba năm với bà dì khó tính và cay nghiệt. Nếu ba má tôi thực sự thương tôi sao lại còn gửi tôi vào đó sống vạ vật với bà dì’khô khan, cằn cỗi và tẻ nhạt như thế? Ba má tôi xấu hổ vì tôi? Thực ra họ cũng chẳng tốt đẹp gì hơn tôi. Có điều, lúc nào họ cũng khoác lên người một bộ áo đạo đức giả. Họ như những con ốc sên suốt đời ẩn mình trong chiếc vỏ giả dối. Thực ra tôi là người biết rất rõ về ba má tôi. Năm tháng trôi ới, song tôi không bao giờ quên được hình ảnh ba tôi với một người đàn bà lạ quần nhau trên giường của má tôi.
Hôm đó là một ngày đông giá rét, như thường lệ tôi tới trường, ba má tôi ới làm. Đang học, tôi còn nhớ rõ đang giờ hóa của thày Huy thì tôi bị đau bụng quằn quại. Tôi xin phép thày ra ngoài. Vẫn không đỡ. Mặt mày tôi xanh tái, chân tay tôi run rẩy vì đau đớn. Cuối cùng thày cho tôi về. Nhà tôi cách trường không xa, tôi vẫn thường đi bộ tới trường. Vừa đi tôi vừa ôm bụng, nghĩ về nhà phải lao ngay vào phòng má, mượn tạm má chiếc giường may ra cơn đau bụng sẽ giảm đi. Giường má có đệm mút, chăn má lại vừa dày, vừa ấm. Vùi người trong tấm chăn bông bảy cân đó chắc hẳn sẽ dễ chịu nhiều.