Chuyện trao đổi thêm được một hồi nữa thì đèn trong rạp bỗng phụt tắt, màn nhung bắt đầu hé mờ, khán giả đang ồn ào nói chuyện bỗng im lặng cùng nhìn lên sân khấu. Chú thím Tư tôi say mê theo dõi vở tuồng còn tôi thì nhìn lên sân khấu mà tâm trí để đâu đâu chẳng hiểu gì cả. Cứ như vậy tôi ngồi cho đến giờ vãn hát.
Trưa hôm sau chú thím Tư tôi làm một bữa cơm thật thịnh soạn để đãi ông Vạn Lý. Thay vì đi một mình đến, ông Vạn Lý đã dẫn theo một diễn viên trẻ trong đoàn, đó là Lý Bình Vân, người vừa thủ vai tùy tưông Sơn Tùng trong vở tuồng Nhạn về ải Bắc mà tôi vừa xem tnla hôm qua. Sau bữa cơm chú Tư đã đờn cho tôi ca ba bốn câu vọng cổ và các điệu lý, ông Vạn Lý và Lý Bình Vân nghe rồi gục gặc đầu tán thường hoài làm tôi hứng chí ca thiệt mùi mẫn, ca chẳng muốn ngưng. Khi tôi vừa dứt một điệu lý thì ông Vạn Lý rút trong cặp ra một cuốn bản thảo tuồng cải lương của ông rồi mở ra chỉ vào một đoạn nói:
– Đây là một đoạn đối đáp nam nữ trong tuồng Phận má hồng của chú, con hãy hát thử vai nữ này còn Lý Bình Vân hát vai nam.
Tôi lè lưỡi rùn vai tỏ dấu e sợ, chú Tư tôi lên tiếng:
– Con cứ ca đi chứ có gì mà ngại, ở đây đâu có ai đâu…. Mến à, con hãy dò trước từng câu cho chắc đi rồi ca.