Mặc cho thím Tư năn nỉ, òn ỷ chú Tư vẫn cứ đi như thường, năm thì mười họa môi dẫn bạn bè về nhà một lần. Mỗi lần có đờn ca ờ nhà là chú Tư thường bắt tôi ra ca sáu câu. Chú thích tôi ca vọng cổ lắm, chú vẫn thường khen là giọng ca tôi mùi và có hồn, chú thường khuyến khích tôi nên tập hát thêm để sau này trở thành đào hát. Chú nói:
– Chú nói thiệt vôi con chứ học hành cho lắm rồi thì cũng chẳng kiếm được bao nhiêu đâu, nếu mà trời cho, tổ đãi con trở thành đào cải lương thì một sớm một chiều con sẽ hốt bạc, cha mẹ anh em gì cũng được nhờ hết. Chú nói thiệt đó, kiếm người có vóc dáng đẹp như con, có giọng ca ngọt ngào truyền cảm như con không phải dễ kiếm đâu.
Tôi cũng chẳng hiểu tôi hát ngọt cỡ nào mà cứ mỗi khi tôi cất tiếng hát lên là mọi người im lặng lắng nghe rồi xuýt xoa khen ngợi không tiếc lời. Tôi nhớ có lần tôi ca bản Người vợ nghèo của soạn giả Viền Châu đã làm cho thím Tư và mấy bà choom xóm sụt sùi rơi nưởc mắt. ở nhà thì như vậy còn ở trường thì bạn bè và các cô thầy thường gọi tôi là ca sĩ học trò. Cứ mỗi lần có giờ rảnh rỗi hoặc sinh hoạt văn nghệ trong tnlờng là thế nào tôi cũng được yêu cầu lên hát một hai bản tân nhạc hay một hai câu vọng cổ.
Tôi có khiếu ca nhạc từ nhỏ, tôi nhô nhưng năm còn học tiểu học ở aưôi làng, mỗi lần trong làng có đám cưôi, đám giỗ, đám tiệc là thế nào cha con tôi cúng được mời tởi để hát giúp vui. Lũ con nít cùng trang lứa vói tôi thời đó mê tôi lắm, đứa nào cũng muốn làm thân vôi tôi cả. Từ ngày lên tỉnh học, những ngày chưa đi chơi vởi Thiện tôi có đi học hát tân nhạc vởi thầy Quý dạy nhạc trong tniờng, thầy Quý thường khen tôi hát truyền cảm và chắc nhịp. Có lần thầy đã định đưa tôi lên Sàigòn dự thi tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh, nhưng rồi xe cộ, ăn ờ khó khăn rắc rối quá nên thầy bỏ ý định.