Giáng Sinh năm đó Khôi tròn 16 tuổi. Trời mưa ngây mà lạnh như cắt ruột. Cái lạnh đã làm mọi người lười biếng rời khỏi nhà, dù biết rằng ở nhà Thờ Lớn đang có đèn đuốc sáng choang, nơi mà người Ngoại đạo đến để tìm ý trung nhân nhiều hơn là cầu nguyện. Mọi năm, nếu phải ngồi nhà như thế này, tôi sẽ bực mình lắm. Nhưng bây giờ, tôi như chiếc thuyền đã có bến đỗ. Lòng tôi cũng chộn rộn nhưng mà với một niềm vui ấm áp. Tôi rang hạt dẻ, lấy nho khô trong hộp ra, ngồi cạnh lò sưởi nhâm nhi ăn để nghe nhạc Giáng Sinh.
Chuông cửa bỗng reo vang. Tôi giật mình vì không có hẹn với ai cả. Choàng chiếc áo ấm, tôi bước đến bên cửa hỏi khẽ hai tiếng:
– Ai đó?
– Khôi đây!
Tay chân tôi bỗng run lên dữ dội, vì dù cô đơn trong đêm Giáng Sinh, tôi cũng chưa hề dám mong ước có Khôi bên cạnh. Tôi run lên giống hệt như thuở bé bị cô giáo gọi lên trả bài. Tôi trân trọng mở cửa. Khôi xuất hiện. Khôi trông lớn hẳn lên với bộ đồ vest và chiếc áo choàng màu xanh đậm. Trên tay, Khôi cầm gói quà. Tôi yếu ớt mời chàng vào rồi vội vã đóng nhanh cửa để tránh cái lạnh kinh hồn trộn với những làn gió thốc thổi vào người tôi. Khôi đứng bất động, nhìn tôi yên lặng.
Cái khó của Khôi là vừa kính tôi như bật thầy, vừa yêu tôi như nhân tình. Tôi nghe gió rít qua khe cửa từng chập. Mấy sợi dây đèn xanh đỏ rung rinh ngoài khung cửa sổ. Tôi cũng đứng bất động và im lặng. Cái khó của tôi là đang đứng trên cao, mà phải lòng một đệ tử. Tim tôi đánh trống cơm, vì không biết khi càhng vào đây có ai nhìn thấy không? Tim tôi đánh trống cơm bởi vì tôi chưa sẵn sàng đón tiếp Khôi thế nào nào cho tiện. Cuối cùng tôi ngước nhìn vào đôi mắt Khôi để xin Khôi mở lời. Khôi trao gói quà cho tôi và đưa tay khoá trái cánh cửa lớn. Xong, Khôi quay lại cầm tay tôi nói nhỏ nhẹ:
– Nếu thấy Khôi vô lễ, cô cứ đuổi Khôi về đi.