Trong đầu con Lon gánh nước mướn tự nhiên nảy ra một sáng kiến ranh mãnh, Lon cứ khóc càng lúc càng lớn. Ông bầu sợ bể dĩa, cảnh sát lập biên bản bát giam về tội dụ dỗ gái vị thành niên thì chấc ông phải cắn lưỡi chết trước khi bị bà bầu bóp cổ.
Ông năn nĩ thiếu điều quỳ mà lạy nàng, ông hứa sẽ cho nàng gia nhập vào đoàn hát và chuyên thủ những vai như Nữ Hoàng, Quận Chúa, Công Nương. . . .Lon nghe mùi tai, không khóc nữa và nàng cũng nhất quyết trốn theo luôn đoàn hát. Giã biệt quê hương Đà Nẵng với những dấu chân kỹ niệm “còn hằng trên phím đá xưa”.
Vào đến SàiGòn, Nguyễn thị Lon đổi tên lại là Nguyễn Thị Loan tức Kiều Loan.
Vào thời điểm cổ nhạc Việt Nam dang chuyển dần sang tân nhạc cải cách, các đoàn cải lương muốn câu thêm khách, hay cho phụ diễn thêm phần tân nhạc. Không có chó, bắt mèo… đớp đở. Ông bầu cho Kiều Loan hát luôn phần phụ dicn tân nhạc.
Cuộc đời “ca hát ngày tháng cho người mua vui” của nàng dang phát thì bị trắc trở, danh nàng vừa bắt đầu nổi thì bụng nàng cũng nổi theo.
Bà bầu hay dược, dánh ghen một trận tơi bời, xởn tóc, lột quần ngay trước cửa rạp. Danh ca kiều Loan phải vào nhà thương thí nằm gần nữa tháng vì bị hư thai. Sau khi bình phục nàng thề sẽ trả thù cuộc đời. Loan bắt bồ và sẵn sàng ngủ với bất cứ ai có thể đưa nàng tiến lên trong cái sự nghiệp cầm ca này.