Từ khi có Hai Hào các lộ trình khảo sát đã tiến hành rất nhanh.
Chẳng cần bản đồ anh đã đưa Thu Vân và các bạn đến những nới cần thiết, khi quanh co trên các sông rạch, khi thì lội bộ thẳng tắp qua các đồng hoang trơ trụi. Chằng mấy chốc, họ đã thực hiện đến lộ trình cuối cùng trên đầm lầy phân chấp.
Căn nhà nổi được chuyển đến neo lại ở nhánh sông phía trước của chiếc tòa lô cốt đổ nát, nơi đã được sữa thành một trạm đo khí tượng.
Quang cảnh đầm lầy mênh mông làm cho Thu Vân thích thú.
Ba Bình nghĩ ra một kiểu giày trượt có đế bằng ván rộng để áp suất bàn chân trên bùn giảm xuống. Thu Vân tập xử dụng đôi giày trong vài giờ là lướt đi thành thạo. Cô đưa chân trượt nhẹ trên mặt bùn, cố gắng giự cho đế ván cân bằng để ép xuống mặt bùn đều đặn. Đế giày của Ba Bình phải rộng hơn vì anh phải mang theo các dụng cụ nặng.
Đồng lầy đơn điệu và buồn tẻ từ lâu lắm đến bây giờ mới thấy hai bóng người lướt đi dưới đôi chân kỳ lạ, không phải những bước đi đầy lo âu hồi hộp trong đêm trăng ảm đạm như Huệ Trắng trước đây, mà là những động tác vững vàng tin cây trong lộ trình nghiên cứu dưới ánh nắng chói chang.
Sau khi khảo sát khắp vùng Thu Vân lựa chọn được những vị trí thích hợp để Ba Bình giúp cô thực hiện các lỗ khoan lấy mẩu đất dưới đất. Bộ khoan đất mi-ni xách tay cũng đủ các bộ phận giống hệt các bộ khoan đất trong các giàn khoan lớn của các đoàn địa chất. Nhưng tất cả đều được thu lại nhỏ gọn xinh xắn để dể dàng xếp gọn trong chiếc va ly. Nó dùng để thực hiện các lổ khoan rất nhỏ, sâu chừng vài mét khi thăm dò sơ bộ.