Thuốc độc tử hình phạm nhân, Từ 27/6, mỗi tử tù sẽ được tiêm một liều thuốc bao gồm 3 loại nhằm làm mất trí giác, liệt hệ vận động và ngừng hoạt động của tim. Nếu người bị tử hình chưa mất trí giác thì sẽ được tiếp tục tiêm thuốc.
Ngày 13/5, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/ 2011 quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Nguyễn Đức Nghĩa sẽ bị tiêm thuốc độc chết tươi.
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa bị kết tội giết người, cướp tài sản
Theo đó, một liều thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại: Thuốc làm mất trí giác; thuốc làm liệt hệ vận động; thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Trong khi, Nghị định trước đó quy định, 3 loại thuốc tử hình gồm: thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental); thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide); thuốc ngừng hoạt động của tim (Potassium chloride).
Về quy trình thực hiện tiêm thuốc, cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình sau khi tiêm thuốc xong phải kiểm tra, nếu người bị tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm.
Bộ Y tế có trách nhiệm bảo đảm nguồn cung ứng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình theo kế hoạch dự trù thuốc hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; hướng dẫn bảo quản, sử dụng các loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành danh mục, liều lượng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình.
Nghị định tiêm thuốc độc có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/6.
Do chưa có thuốc nên hiện cả nước còn hơn 500 người bị kết án tử hình, án đã có hiệu lực vẫn không thi hành được. Có người viết đơn xin được thi hành án do tâm lý căng thẳng. Ngành kiểm sát thừa nhận sự chậm trễ này đã gây áp lực lên hai phía, phía cơ quan giam giữ và phía tử tội.
(Tin an ninh hình sự hay nhất)