Người ta bảo cơm nhà ăn thét cũng ớn ợn, bước ra đường được nịnh nọt chuộng chiều nên chi ông nào cũng quên
“ dzợ “ nhà hết ráo. Các bà đâu biết vậy, cứ ghen lồng ghen lộn rồi xỉ vả, mắng chửi chồng. Càng bắt nê bắt nết càng khiến đàn ông ví như người lỡ bước chưn vô vũng sình nên hổng còn e dè chi nữa.
Ở khoản này, ông đổ tội cho bà, bà kể tội tại ông. Ai thấy cảnh gia đình chia tay đều châu châu vào trách mắng người chồng là “ già dê, già dịch “, chớ đâu có thấy vợ chồng sống bên nhau mà hầm hầm tựa chiến tranh thì thà buông nhau “ anh đường anh, tôi đường tôi “ cho rồi. Trái lại, mấy ả nhân tình vốn thiếu hơi chồng hay vẫn có chồng mà chả hổng còn nhúc nhích gì nổi, bảo sao khi được ai đưa dùi cui cho nắm mà chẳng chăm chăm nắm miết hổng buông.
Ăn cơm lâu ngày mấy ông được thòm thèm nếm gỏi, biểu sao ổng hổng thích, cứ thản nhiên mút mát thưởng thức hoài. Mỗi loại mắm đều có hương vị riêng, mắm thái hay mắm bà giáo Thảo thì cũng nặng mùi quá lắm, nhưng mà có ông/anh, bà/chị nào chê mùi khắm để bỏ lơ.
Cho nên Bảy mết tôi dữ làm cho tôi ngất ngư lúng túng là vậy. Lần nào cũng dặn lòng: thôi lần này là lần cuối rồi
“ vẫy tay, vẫy tay chào nhau, một lần đầu và một lần cuối “ để “ ò e rô be đánh đu, tạc giăng nhảy dù, zô rô bắn súng “ cho xong, thế mà có bỏ nổi đâu.