Khi học bài: Sử gắn liền với các thời kì và giai đoạn lịch sử nên người học cần tập ghi nhớ theo trục thời gian. Nên chia nhỏ giai đoạn để học dần. Mỗi giai đoạn chia ra thành các đề mục, mỗi đề mục sẽ gồm các bài, mỗi bài có các vấn đề, mỗi vấn đề lại gồm các ý chính, phụ…
Ví dụ với phần lịch sử Việt Nam thì cần chia làm 5 giai đoạn chính: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975 đến nay.
Đặc biệt các con số ngày tháng năm rất khó nhớ chính xác nên người học cần linh động sử dụng các mẹo ghi nhớ để nắm lòng các thời điểm, giai đoạn lịch sử.
Khi học cần viết bài ra nháp, vừa học vừa ghi chép những ý chính. Làm như thế sẽ giúp kiến thức bài học được khái quát hoa trong đầu. sau đó tập khả năng tổng hơp các phân, mục bài, bài có liên quan với nhau.
Khi làm bài: Sau khi nhận đề thi không nên vội vã làm bài ngay , thí sinh cần đọc kỹ và hiểu rõ các câu hỏi trong đề. Khi phân tích câu hỏi cần phải xem giới hạn thời gian, nội dung câu hỏi đề cập để tránh tình trạng trả lời thừa hay thiếu.
Đề thi tuyển sinh ĐH môn Sử thường có khoảng 4 câu hỏi. Câu nào có số điểm cao thì có độ khó và độ dài lớn hơn các câu khác, cần dành nhiều thời gian hơn cho dạng câu hỏi này. Ngược lại các câu ít điểm nên dùng ít thời gian để làm hơn. Tránh tình trạng câu thừa ý câu, câu lại thiếu ý. Khi đặt bút làm bài phải theo nguyên tắc: Câu nào thuộc nhất làm trước, sau đó mới làm các câu còn lại.