VN88 VN88

Kinh nghiệm thi khối C kỳ thi đại học 2013 của thủ khoa

Sơ đồ tư duy: Cách học Địa của riêng mình là học từ gốc đến ngọn, môn Địa là “thiên đường” của cách học Mindmap (Sơ đồ tư duy). Trước tiên, cần nắm khái quát các vấn đề của bài học thì mới dễ dàng vạch ra nội dung. Tiếp theo cần nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai các ý.

Ôn thi Văn: Nên vạch rõ đề cương và nội dung ôn tập

Trong 3 môn khối C thì môn Văn là khó nhất, khó không phải vì kiến thức của Văn cao thâm mà là vì lượng kiến thức thi ĐH của nó quá nhiều và rộng, trải dài từ sách Ngữ văn 11 đến 12. Các môn còn lại lượng kiến thức ra thi tập trung trong sách Giáo khoa 12 nên tương đối dễ thở hơn so với môn Văn.

Học ôn thi: Nên tìm đến các giáo viên có danh tiếng về luyện thi Văn để theo học. Học chăm chỉ, ghi bài đầy đủ, ghi nhớ các ý chính, thường xuyên luyện tập giải đề văn… sẽ giúp khả năng viết nâng cao.

Thí sinh cũng nên vạch rõ đề cương và nội dung ôn tập. Tái hiện kiến thức ra giấy luôn cần thiết và điều quan trọng nhất là thử sức giải đề thi. Khi giải thử các đề thi sẽ tạo cho bạn sự chủ động, và khả năng tự tìm kiếm tổng hợp kiến thức. Bởi lẽ các dạng đề ra thi gần đây thường ra dạng tổng hợp chứ không quá chuyên sau về một vấn đề.

Khi làm bài thi: Kiến thức ra thi môn Văn ở ĐH không có nhiều trong sách giáo khoa. Môn Văn 10 điểm thì chỉ có 2 điểm nằm các phần kiến thức tác giả, tác phẩm…, 8 điểm còn lại thì 3 điểm thuộc về bài văn nghị luận xã hội, đòi hỏi kiến thức xã hội và 5 điểm thuộc về bài văn nghị luận văn học, đòi hỏi kiến thức văn học.

VN88

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.