Nhu cầu học tập của người Việt Nam xuất phát từ tinh thần hiếu học khiến cho số lượng người muốn học ĐH ngày càng tăng, trong khi, chúng ta không có giải pháp cho vấn đề: đào tạo nghề, đào tạo ĐH, sau ĐH… Kết quả là tất cả vẫn đổ xô vào một con đường tiến thân- bằng cấp.
Ông Bình khẳng định: chất lượng không nằm ở số đông: 100 người, nếu có tới 97 người yếu, chọn lấy 2 thì không khác gì chọn lấy 2 trong 3 người xuất sắc.
Để trả lời câu hỏi chất lượng nguồn nhân lực có nhiều cách. Đánh giá từ cỗ máy cái đào tạo nguồn nhân lực là các trường ĐH, ông Xuân Bình dẫn ví dụ, hiện nay, giáo sư (GS) và tiến sĩ (TS) của các trường ĐH Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới không phải là quá thấp về số lượng, nhưng, số giảng viên ở tầm cỡ quốc tế có thể giảng dạy ở nước ngoài là rất ít.
Các “cỗ máy cái” cũng chưa có cái nào được xếp hạng vào top 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Rồi lâu nay, dư luận phản ánh chuyện bằng giả, bằng thật, học giả, học thật…
Tất cả điều đó, ông Bình kết luận, đủ nói lên rất nhiều về chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng nền giáo dục chứ đâu phải chuyện thí sinh tăng hay giảm.
Ông nguyễn Xuân Bình thử đưa ra giải pháp cho vấn đề giải quyết sự căng thẳng thi cử hiện nay phải làm tận gốc, đổi mới hướng đào tạo nghề, đổi mới phương thức đào tạo nghề để người học nghề ra trường sống được bằng nghề. Có như thế, người ta mới không đổ xô vào ĐH nữa.