VN88 VN88

Đọc truyện sex dài thế giới dâm 18+

Phật tại tâm.
Bạo phát bạo tàn.
Hồn ai nấy giữ.
Chân không.

Đúng là nét chữ của Sư Tổ, mọi người hoảng kinh vì biết là Sư Tổ không chỉ định chưởng môn mà để lại một lời cảnh cáo thôi.

Tuy nhiên, hai chữ cuối cùng “Chân không” thì quả thực chưa ai hiểu thấu.

Nhiều người lấy thiền triết ra giải nhưng cũng không ổn, vì có nhiều lẽ nghịch lý với môn phái. Cái không không của nhà Phật cũng chẳng hạp với những gì các đệ tử trong môn phái đã học được. Bởi vậy, cho tới giờ này, di huấn vẫn là một điều bí mật.
– Bây giờ tờ di huấn đó ở đâu hả thầy?
– Để ở trong am thầy Mười.
Con muốn coi được không?
– Ai coi mà không được, duy chỉ có điều thầy Mười lộng vô khuôn lớn để sau lưng tượng Phật Tổ, gắn liền vào tường, che màn lên nên không gỡ ra được.
– Trong số các thầy, bộ không ai muốn giữ tờ di huấn của Sư Tổ à?
– Ai mà không muốn, nhưng mà thầy Mười đâu phải tay dở!!

Tự nhiên San linh cảm có điều gì không ổn. Di huấn của Sư Tổ chưa được hiểu rõ ràng và đó cũng là những lời duy nhất của vị Sư Tổ sau cùng để lại. Nay thầy Mười giữ để thờ phụng. Như vậy, có khác gì chính thầy Mười là chưởng đâu.

Những đệ tử được xuất sư có ai lại không muốn được tận mắt nhìn thấy di huấn này. Như vậy có nghĩa là phải tới bái kiến thầy Mười để được nhìn thấy di huấn. Hơn thế nữa, thầy Mười lại là người xuống núi sau cùng và chôn cất Sư Tổ, thử hỏi những bửu bối của ngài hiện ai giữ, nếu không phải là thầy Mười.
Nghĩ vậy nên San hỏi thầy Tư:
– Thưa thầy, ngoài di huấn đó ra, thầy Mười còn đem xuống núi những gì khác không?
Thầy Tư gật đầu:
– Không ai biết hết được những gì thầy Mười đem từ núi xuống.
– Nhưng ít nhất lúc Sư Tổ còn sống, cũng có người lên thăm nuôi và biết được Sư Tổ có những gì chứ?
– Mấy năm chiến tranh lan rộng, không còn ai dám lên núi gặp Sư Tổ nữa. Chỉ còn thầy Mười là người duy nhất ở trên đó thôi, đến lúc Sư Tổ chết, cũng phải là gần mười năm xa lìa đám đệ tử. Những gì sau này Sư Tổ luyện được đâu có ai biết, ngoài thầy Mười.
– Nếu vậy tại sao Sư Tổ không cho thầy Mười làm chưởng môn?
– Ai lại không biết tâm tánh thầy Mười. Ông nổi tiếng về chuyện tà ma thôi. Những điều tốt lành không làm ông có hứng thú.
Nói tới đây, mọi người đã đi tới thềm nhà.
Thầy Mười đang đứng ở đó chờ, ông nhìn San tủm tỉm cười:
– Hôm nay thầy San tới đây, chắc chắn phải ở lại đây tới sáng mai rồi. Nghe nói thầy làm ở Cục An Ninh cũng được tự do lắm, không phải trực gác gì phải không?
– Dạ, con lo phận sự ở ngoài nên miễn trực gác.
– Đi lính như thầy khỏe ru, chẳng bù với mấy thằng đệ tử tôi; đi hành quân mút mùa, lâu lâu mới được về, bởi vậy chẳng có đứa nào tu luyện được môn nào cho ra hồn cả!
Thầy Tư mỉm cười nói vô:
– Tôi cũng may mắn có được thầy San, nếu không cũng chẳng biết phải làm sao. Tụi mình già quá rồi mà đệ tử chẳng có đứa nào đủ sức cho xuất sư cả. Nghĩ cũng buồn.
Thầy Mười trầm ngâm:
– Cái kiểu này, chiến tranh kéo dài rồi lấy ai nối nghiệp mình đây. Dù cho có xuất sư được mười ông thì chỉ vài năm sau cũng có tới tám ông bỏ cuộc, còn hai ông đi vào đường bá đạo, làm tan nát hết, lúc ấy Tổ cũng bỏ, Phật cũng chê mà thôi.
Bỗng thầy Tư cười lớn, nói nửa đùa nửa thật:
– Hôm nay mới nghe được thầy Mười nói một câu nhơn đức.
Thầy Mười cười ha hả, nói với San:
– Thầy San đừng có nghe lời thầy Tư mà nghĩ xấu cho tôi nhé. Dù mình có luyện tà ma nhưng ăn hiền ở lành. Trời Phật cũng độ.
San nói bọc theo:
– Dạ, thầy bà cốt giừ được cái đức là Trời thương rồi. Còn chánh hay tà là người đời gán ghép đâu có quan hệ gì.
Nghe San nói, thầy Mười có vẻ khoái lắm. Ông nhìn thầy Tư cười hể hả:
– Thầy Tư nghe chưa. Tôi bắt đầu khoái thầy San rồi đó. Tôi bảo đảm với thầy, nếu Sư Tổ còn sống, chắc chắn ngài cũng vui lắm. Không lý chức chưởng môn lại lọt vào tay đời sau chúng hay mình sao?
Thầy Tư chỉ mỉm cười, ông nhìn San nhắc lại một phần lời di huấn của Sư Tổ:
Phật tại tâm. Hồn ai nấy giữ nghe thầy San.
San lật đật nói:
– Dạ… dạ, thầy Mười thương thì nói nhưvậy thôi, con biết mình hơn ai hết mà. .
Đến bây giờ thầy Tư mới chỉ người con gái đi theo, nói với thầy Mười:
– Đây là cô Lệ, chủ quán rượu bán cho Mỹ ở Sàigòn. Cô Lệ theo tôi cũng lâu, nay tôi muốn đem cô ấy lên đây nhờ thầy giúp một tay.
Bỗng thầy Mười bật cưừi ha hả:
– Sao khéo quá vậy, không lý là cái duyên của thầy San.
San lật đật nói ngay:
– Thưa thầy, con với cô Lệ không có gì đâu, cô Lệ cũng biết mà.
Từ lúc tới đây tới giờ, Lệ chỉ lẽo đẽo theo sau mọi người, bây giờ nàng mới lên tiếng:
– Dạ thưa thầy Mười, con-lên đây để xin thầy ít món đồ về buôn bán thôi chứ con với thầy San là chỗ quen biết lâu rồi. Con không dám nghĩ tới chuyện khác đâu.
Thầy Mười mỉm cười:
– À, tôi có nói gì chuyện này nọ đâu. Tôi nói cái duyên là hôm nay ông Tổ trong cây chuối hột của tôi luyện đúng 100 ngày. Đang cần một nam một nữ để thỉnh ông Tổ ra. Tôi già rồi, luyện ba cái phép này tội nghiệp quá, hơn nữa, kiếm mấy đệ tử nữ cho loại bửu bối này cũng khó. Cái này chỉ hạp cho các cô cần để mồi chài đàn ông thôi. Hôm nay cũng có một bà sồn sồn muốn tới thỉnh để mồi chài cái ông quan gì trên quận, xin mở cái quán. Tôi đang định cho bà ta hay, nhưng còn đang chần chờ, vì nghĩ cũng tiếc cho công trình 100 ngày của tôi, chỉ để cho bà ta xin giấy phép mở cái quán cốc thì uổng quá. Bây giờ có cô và thầy San ở đây quả là cái duyên rồi. Thầy San học được bửu bối mà chính thầy Tư là sưphụ của thầy San cũng chỉ nghe nói mà chưa luyện được. Còn cô gập đúng ngày đem được ông Tổ này về, lo gì làm ăn không khá. Đàn ông sẽ quì dưới chân cô hàng chục đứa cho coi. Nhưng đừng có làm ác, dụ dỗ chồng con người ta mà mang tội đó.

VN88

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.