Tin san phụ với thầy Mười làm lễ xuất sư cho Hoa và cặp bồ với nàng lan đi thực nhanh. Không những tất cả đệ tử thầy TưLành đều biết mà ngay cả đám đệ tử của thầy Mười Lớn trên Hóc Môn cũng biết nữa.
Trong khi ở nhà thầy Mười đang đãi tiệc khao Hoa thì ở nhà thầy Tư Lành tối nay không hiểu sao đệ tử kéo về đông nghẹt. Lớp trong, lớp ngoài, cười nói ồn ào như một ngày hội lớn. Thầy TưLành chạy ra, chạy vô, coi ông có vẻ cũng vui lắm. Từ trước tới nay, ít khi thấy ông đùa rỡn với hàng đệ tử chưa được điểm đạo, cúng tổ. Vậy mà hôm nay, ông ra sân thọc hết đứa này, đá đứa kia, làm cho mọi người cười vui thật thở mở. Mặc dù cùng một môn phái với thầy Mười Lớn và Thầy Mười tại cầu Bình Lợi, nhưng thầy Tư Lành chỉ nhận đệ tử học bùa ngải sau khi người đó đã có một căn bản võ thuật tương đối vững, có thể lên đài giao đấu được Còn hai vị thầy kia tuyển đệ tử bằng cách xem tướng, hoặc có ai tín cẩn giới thiệu mới được thu nhận, các ông chỉ dậy đệ tử bùa ngải mà không hề đả động gì tới võ nghệ cả. Trong khi đó, đệ tử của thầy Tư Lành đều là võ sĩ
có thẻ của Tổng Hội Quyền Thuật Việt Nam chứng nhận. Thầy Tư Lành đã ra nhập Tổng Hội Quyền Thuật Việt Nam. ngay từ những ngày đầu tổ chức này còn phôi thai. Tuy nhiên, trong Tổng Hội này chỉ biết thầy Tưlà Võ Sư Trưởng của võ đường Nguyễn Lành, và trong môn phái Lâm Kinh, võ thuật Việt Nam cổ truyền, chứ ít ai biết rằng, võ đường Nguyễn Lành chỉ là cái bình phông của môn phái Lâm Kinh Thần Võ. Những vồ sĩ sau khi đã được học hết phần võ thuật căn bản, có một số được phép cúng tổ nhập môn. Những đệ tử này bắt đầu bước qua phần Võ Thần, rồi sau đó mới được học bùa ngải, thư ếm. Có lẽ đây là một đặc điểm của môn phái Lâm Kinh Thần Võ, bởi vì những ai muốnhọc Võ Thầnngay cũng không được thấp nhận, phần nhập môn căn bản với võ thuật cổ truyền Việt Nam đã loại hết những kẻ háo thắng, háo sát. Cũng vì thế mà đệ tử của thầy Tư Là nhít dùng bùa ngải phá phách người hiền lương. Thầy Tư Lành thưừng nói: “Các thầy ỷ y có quyền phép sai khiến qủi thần trong tay mà làm bậy, tôi là người lãnh đủ trước, vì thâu lầm đệ tử.” và vì thế, những đệ tử thực thụ của thầy Tư Lành cũng chẳng được bao nhiêu. Tuy nhiên, hầu như tất cả những ai đã được phép luyện bùa ngải rồi, không trước thì sau cũng được xuất sư một cách dễ dàng. Đó cũnglà nhờ sự tuyển chọn ngay từlúc ban đầu một cách rất kỹ càngvà sự luyện tập của các môn sinh thật công phu. San là người được xuất sư sau cùng, nhưng lại là người được thầy Tư Lành thương yêu nhất. Chàng đã được thầy Tư Lành truyền dậy nhiêu pháp môn siêu đẳng mà nhiều bạn đồng môn chưa hề nghe qua. Cũng có nhiều bửu bối mọi người cùng học mà San luyện thành, còn các bạn đồng môn ì ạch theo sau một cách thật khó khăn. Chàng là đệ tử duy nhất luyện được cách sai khiến loại bò sát tuân theo mệnh lệnh mình. Các đệ tử khác, dù đã đưực xuất sư trước chẳng thực lâu vẫn chưa làm nên trò trống gì. Ngoài ra, hình như trong đám đệ tử đã được xuất sư, nhân điện của San lại trội hơn cả, và khả năng văn hóa của chàng cũng cao nhất đám. Đó cũng là những ưu điểm của San, và vì vậy, chàng được thầy Tư Lành thương yêu nhất cũng chẳng lấy gì làm lạ.