Gã Tây đảo mắt một vòng liếc nhìn mấy em đứng lố ngố tròn xoe đôi mắt ngước nhìn gã chờ đợi. Đến bây giờ, gã mới lột cái mắt kính râm ra để nhìn cho rõ. Gã có cặp mắt lé xẹ trông xấu xí cộng thêm cái đầu hói của gã thì còn tệ hơn. Mấy “con hoẵng” nín thở bấm bụng chờ xem điều gì sẽ tới với chúng.Gã bước tới bên một “con hoẵng” tự xưng là Cúc và vịn vai nó?đồng thời gã chỉ luôn con Thúy đứng trước mặt, hai đứa này nhìn có vẻ nhỏ nhất trong đám. Người đàn bà trẻ thấy thế liền nói :- Cúc và Thúy hai đứa ra phòng khách trước, chuẩn bị tiếp hai anh!
– Dạ, chị Hai! ? hai đứa ngoan ngoãn trả lời một cùng lúc và bước vội một nước.Gã Tây móc trong bóp ra một số tiền tương đương với hai lượng vàng đưa cho người đàn bà trẻ. Thị không cười nhưng ánh mắt thị như sáng lên vẻ mừng rở khi thấy sấp tiền dầy cộm.
oOo
Tại phòng khách…Gã Tây lên tiếng, giọng của gã từ từ nhẹ nhàng vẻ rất nhân từ :
– Hai em sao không đi học mà phải đi làm những chuyện thế này ?
Hai đứa nhỏ như đã được huấn luyện từ trước, sà vào lòng gã Tây, một đứa bên trái một đứa bên phải cặp cổ ông Tây ra vẻ thân mật lắm. Nhỏ Cúc thỏ thẻ, giọng nói bùi ngùi có phần cố tình nhõng nhẽo:
– Dạ, em có đi học chứ, em là học sinh lớp 6 trường Mỹ Hiệp Sơn 1. Tại vì mẹ em vừa mất trong trận lũ vừa rồi, cha của em bị bệnh liệt giường, nên em nghỉ học đi làm để phụ giúp người anh chạy gạo cho gia đình và chạy tiền thuốc men cho cha bị bệnh viêm gan thời kỳ cuối, thì làm sao có tiền mà đi học, ăn còn chưa có nữa nói chi học .
– Nếu vậy thì kiếm nghề khác. Có thiếu gì nghề cho em chọn. Tại sao …
Con Thúy ngồi gọn lỏn vào lòng gã Tây, nói chen vào :
– Tụi em cũng muốn lắm, nhưng tìm đâu có việc nào. Đành phải vậy thôi còn hơn chờ chết đói. Lúc đầu em có đi hái bông súng, rau muống, gánh cam bưởi mướn hoặc phụ giúp người lớn đi giăng câu kiếm chút đỉnh nhưng làm rồi mà cũng không đủ sống…
Gã Tây ôm chặt con Thúy trong tay, tay kia vuốt vuốt lên đầu tóc con Cúc, ôn tồn hỏi tiếp:
– Bơ me Túyz tâu ? (Ba mẹ Thúy đâu ?)
– Mẹ em chết lâu rồi . Hồi em còn nhỏ xíu lận ! Em sống với ba, ba em là thương phế binh.