Toàn đảo chia ra 4 khu: A, B, C, và D. Khu A là khu hành chánh, y tế, nhà thờ Thiên Chúa giáo, Tin Lành, trường dạy nghề, các hiệu bán Tạp phẩm. B, C, và D là láng trại bằng tôn và cây (long house) để ở. Khu D xa nhất nằm trên đồi dành cho những Thanh niên còn độc thân. Cạnh nghĩa trang chôn người vắn số.
Hằng ngày mọi thuyền nhân bắt buộc phải tham gia với Ban Quản trại theo khả năng nghề nghiệp thích ứng. Người có học, có nghề làm việc văn phòng, bệnh xá, trạm thông tin, giáo dục… thầy dạy nghề, dạy Anh ngữ. Vốn là thường dân có nghề sửa chửa máy nổ – “đuôi tôm” loại Kohler- của Nhật, máy dầu cặn. Tôi khoẻ nên xung phong vào Toán khuân vác- mỗi khi có tàu tiếp tế ngoài Mã Lai vào cung cấp thực phẩm, nhu yếu, thuốc men… cho thuyền nhân- chúng tôi khuân lên, còn thời giờ học Anh ngữ.
Cha con tôi nhờ tấm chân tình của chị Tư Xương lo cơm nước ăn chung, ngược lại tôi phải xách nước, kiếm củi rừng, giúp những thứ khác vượt ngoài khả năng người phụ nữ. Các cháu con chị và con tôi… bắt buộc phải đi học văn hóa ở ngôi trường khu A, dãy đất cát trắng bằng phẳng gần triền biển.
Khu vực Hành chánh: gồm văn phòng Phái đoàn Cao ủy, một dãy Bệnh xá, Trường dạy chữ, dạy nghề, quán tiệm, nhà thờ Thiên chúa, Tin Lành, chùa Phật … đều tập trung phía triền biển, gần phương tiện di chuyển và cầu tàu Jetty ra vào. Bối cảnh sinh hoạt của hòn đảo hoang tự dưng có đoàn người Việt đông đảo vượt biển, tạm trú nhốn nháo như của xã hội nhỏ bé có đủ: hỷ, nộ ái, ố… dục tình.
Truyện 18+ chuyện tình vượt biên
Hoang đảo tuy số thuyền nhân võn vẹn bằng một xã, hay một khu kinh tế mới vừa quy dân lập ấp… Sự khác biệt hoàn toàn sống bằng tình thương, không sợ bị chánh quyền kềm chế ngột ngạt, không bị Công an khu vực dõi mắt dòm ngó, canh chừng, mọi người như cảm thấy một sự sung sướng, thứ Tự do không cần tìm đâu xa. Họ sống đơn sơ, thanh thản, nhàn hạ. Không lo lắng vì cơm gạo áo, tiền, không cảnh tranh danh trục lợi, có đời sống tự do, nhưng còn chút hoài nghi ở tương lai chưa định hướng?!