Năm Canh Ngọ, niên hiệu Thiên Hựu nhà Trần, có một nhà sư đi ngang qua vùng đấy, trời tối nên tạm nghỉ lại thôn. Vào thời nhà Trần, đạo Phật phát triển cực thịnh nên các vị sư hết sức được kính trọng. Dân thôn mời sư cụ nghỉ tại ngôi chùa của vùng, chùa trước đây rất uy nghi, được chăm sóc cẩn thận, nhưng từ hồi hai hồn ma nhập vào cây gạo, chùa đã bị phá hoại ít nhiều nên trông hơi tiêu điềụ Đêm đó,khi đang thiền định, nhà sư bỗng thấy văng vẳng tiếng cười đùa của nam, nữ. Tiếng cười ma quái vang vọng trong đêm cứ mồn một đập vào tai nhà sự Đoán biết là có sự lạ, sư cụ phóng tuệ nhãn nhìn xem có chuyện gì lạ thì thấy có một đôi trai gái lõa thể đang đùa chơi với nhau bên gốc cây gạọ Cho là đôi trai gái mất nết không còn liêm sỉ gì mới làm như vậy, nhà sư không thèm để ý đến họ. Sáng hôm sau, trước khi đi, sư cụ đem chuyện đêm qua ra hỏi dân trong thôn, họ kể hết sự tình cây gạo có mạ Nhà sư nói: “Ta cũng đoán đó là loài ma quỷ chứ không lẽ một vùng gần kinh đô như ở đây lại có chuyện trai gái trái luân thường đạo lý đến thế? Ta phải ra tay trừ bỏ nếu không bọn yêu quái này còn gây hại nhiều nữạ”
Đêm đó, sư cụ lập một đàn tràng rồi làm phép, không biết sư cụ dùng phép gì mà sau ba canh giờ, lúc nửa đêm, dân thôn nghe thấy những tiếng động ầm ầm như sấm rồi họ thấy trong đám mây mờ trắng đục, có một đôi trai gái trần truồng, máu me đầy mình đang bay vật vờ đi xạ Sáng hôm sau, sư cụ nói với dân thôn: “Ta đã làm phép hiệu nghiệm, tuy không giết được hai con yêu nhưng cũng làm chúng trọng thương và trốn đi biệt tích không dám quay về nữa, từ nay bọn chúng chắc không dám tác yêu tác quái nữa đâu”. Nói rồi sư cụ tạm biệt ra đi, dân trong thôn cảm tạ hết sức, đem tiền bạc rất nhiều tạ ơn sư cụ và hỏi thăm pháp danh. Sư cụ từ chối tất cả quà tặng, không nhận một chút gì, ngài chỉ nói pháp hiệu của mình là Pháp Vân rồi từ biệt mọi người lên đường.