Luật sư Phong nêu vấn đề: Nếu cơ quan chức năng thông qua điều tra, nghiệp vụ mà phát hiện xe được mua bán đã lâu, thậm chí vài năm, nhưng người mua và người bán không lập giấy mua bán gì hết, cũng không thể phạt được!?
Hôm nay, Thông tư 11 của Bộ Công an về xử phạt vi phạm giao thông có hiệu lực (Ảnh minh họa)
Trả lời chúng tôi, Thượng tá Hoàng Văn Ninh, Trưởng Phòng CSGT tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết, thực tế từ trước đến nay, lực lượng CSGT tại địa phương này chỉ xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ khi có đủ căn cứ là “giấy tờ chuyển nhượng hợp lệ đã được lập” và quá 30 ngày. Và theo tìm hiểu chúng tôi, tại nhiều địa phương, chưa thấy ai mua xe không lập giấy tờ chuyển nhượng mà nói rằng đã bị phạt về lỗi này.
LS. Hà Huy Phong cũng nêu lại một vấn đề khác rằng, lỗi không sang tên, phạt người đứng tên trong đăng ký xe hay phạt người sử dụng xe. Theo quy định trong các Nghị định, phạt “chủ xe” nếu không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Như vậy, LS Phong cho rằng, xử phạt hành vi này là xử phạt đối với người đứng tên trong đăng ký xe chứ không phải là với người đang sử dụng xe.
Do đó, vị luật sư này nhận xét, lâu nay, các điểm đăng ký phương tiện cũng như CSGT xử phạt người đến làm thủ tục hoặc người đang sử dụng xe về lỗi này là không hợp lý. Bởi họ không đứng tên trong đăng ký xe thì không phải là “chủ xe”. Đến Thông tư 11 lại viết “xử phạt trường hợp”. Không rõ “trường hợp” ở đây là người mua hay người bán?
Xử phạt xe không chính chủ
Khoản 2 Điều 9 Thông tư 11/2013/TT-BCA: