Nhưng dù đó là thật, vẫn có bao nhiêu anh hùng hào kiệt, vương tôn quí tộc vẫn đến với nàng. Và cũng vì tánh khí ngang tàng, bất khuất không biết chết là gì nên họ vẫn tiến thân tới. Ai cũng nghĩ là mình có số hơn người, không có gì hại họ được. Điển hình như tối nay, một vị khách đến Hồng Lầu là một đại phú có tiếng trong vùng cũng như nổi danh khắp nước. Hắn là Tây Môn Lộc. Không ai biết xuất xứ hắn từ đâu đến, chỉ biết rằng, hắn nhờ buôn bán gỗ rừng mà làm giàu. Hắn chỉ hơn ba mươi tuổi mà gia tài hắn không thua kém với những bực cự phú nào trong nước, thậm chí có thể ví tả ngoại trừ cái kho tiền kim của triều đình đem so với gia tài hắn một mười một bảy thì đủ biết sự giàu sang của hắn là bao rồi.
Đã giàu dĩ nhiên được ăn ngon, mặc đẹp. Và tiến xa hơn nữa, khi đã thỏa mãn với miếng ăn, áo mặc tất nhiên là nghĩ tới ấm cặc. Dù Tây Môn Lộc đã có ba vợ, bốn thiếp, và sáu người tỳ nữ hầu hạ hắn, nhưng hắn vẫn không thỏa mãn. Đàn ông nào không thèm của lạ, vả lại người xưa chấp nhận chủ thuyết ‘Gái phải chính chuyên, còn Trai có thể tam thê, tứ thiếp là chuyện thường’. Âu vì hồi xa xưa, người đàn ông được gọi là trung tâm của vũ trụ, nên họ cho phép đặt luât lệ đó là điều hiên nhiên. Vả lại, chiến tranh, giặc giã khắp nơi, khiến đàn ông chết trận vô số kể, vì vậy, trai ít gái nhiều, nên để cân bằng, người đàn ông được cưới nhiều vợ xem ra cũng hợp tình, hợp lý.